“Bão giá” tăng cường độ, doanh nghiệp thép đồng loạt nâng giá bán

Thép cuộn tiếp tục thiết lập mặt bằng giá mới

Ngày 19/5, các thương hiệu thép lớn trong nước đồng loạt thông báo điều chỉnh tăng giá bán thép cuộn CB240 lên mức trên 18.000 đồng/kg…

Cụ thể, tại miền Bắc, Hòa Phát thông báo tăng giá thép cuộn CB240 lên mức 18.270 đồng/kg, thiết lập kỷ lục về giá; thép D10 CB300 không thay đổi, hiện có giá 17.810 đồng/kg.

Thương hiệu thép Việt Ý tăng giá bán thép cuộn CB240 lên mức 18.170 đồng/kg. Còn thép D10 CB300 không có thay đổi giá, giữ ở mức 17.560 đồng/kg.

Thương hiệu thép Việt Đức cũng đã tăng giá bán thép cuộn CB240 lên 300 đồng, đạt mức 18.110 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 không thay đổi giá, hiện ở mức 17.610 đồng/kg.

Thương hiệu thép Kyoei đã điều chỉnh, tăng giá sản phẩm thép cuộn CB240 lên mức 18.110 đồng/kg. Thép thanh vằn D10 CB300 vẫn giữ nguyên ở mức 17.610 đồng/kg.

Thương hiệu thép Mỹ tăng giá bán, hiện thép cuộn CB240 ở mức giá 17.960 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 có giá là 17.810 đồng/kg.

Tại miền Trung, thép xây dựng Hòa Phát điều chỉnh thay đổi tăng giá với thép cuộn CB240 tăng 300 đồng, chạm mức 18.060 đồng/kg. Còn giá thép thanh vằn D10 CB300 vẫn giữ nguyên ở mức 17.810 đồng/kg.

Thương hiệu thép Việt Đức cũng đã tăng giá dòng thép cuộn CB240 lên mức 18.420 đồng/kg. Còn thép thanh vằn D10 CB300 không thay đổi giá, hiện ở mức 18.060 đồng/kg.

Tại miền Nam, thương hiệu Hòa Phát cũng thông báo tăng giá với thép cuộn CB240 lên mức 18.010 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 vẫn giữ nguyên ở mức 17.560 đồng/kg.

Thép Miền Nam bất ngờ tăng mạnh giá bán. Sản phẩm thép cuộn CB240 đang ở mức giá 17.960 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 là 17.810 đồng/kg.

Thương hiệu thép Tung Ho, giá thép cuộn CB240 đang ở mức 17.810 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 17.360 đồng/kg.

Thương hiệu thép Pomina, thép cuộn CB240 có giá 17.510 đồng/kg và thép thanh vằn D10 CB300 đang ở mức 17.610 đồng/kg.

Đánh giá về thực trạng giá thép tăng phi mã thời gian qua, Tổng cục Thống kê chỉ ra ba nguyên nhân.

Thứ nhất, do giá các nguyên liệu đầu vào như quặng sắt, phế liệu, phôi thép và chi phí vận chuyển tăng làm giá sản xuất sản phẩm sắt, thép tăng.

Thứ hai, nguồn cung sắt, thép toàn cầu giảm do Trung Quốc thực hiện chính sách kiểm soát sản lượng tại khu vực Đường Sơn kết hợp với kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các thành phố sản xuất quặng sắt.

Thứ ba, tại Việt Nam, dịch Covid-19 được kiểm soát tốt, sản xuất phục hồi, hoạt động xây dựng khởi sắc. Các đơn vị sản xuất, kinh doanh tăng cường nhập khẩu nguyên liệu đầu vào sản xuất sản phẩm sắt, thép, các công trình xây dựng gấp rút triển khai, đồng thời tăng cường mua sản phẩm sắt, thép đề phòng giá tăng ảnh hưởng đến chi phí xây dựng công trình…

 

Nguồn Cafe F

Chia sẻ bài viết